Giải pháp tiết kiệm điện cho máy ép nhựa

Hệ thống máy ép nhựa bao gồm các phần chính:

–          Motor bơm dầu

–          Thùng dầu áp lực

–          Cảo trục vít

–          Khuôn ép

–          Hệ thống van và các ben thủy lực.

– Motor bơm dầu thường có nhiều loại: Loại li tâm, trục vít, bánh răng, li tâm trục vít thường thì trong các máy ép nhựa cần có áp suất lớn, nên thường dùng bơm dạng bánh răng và trục vít.

– Trong một chu trình khuôn ép : khoản thời gian giữa nghỉ để lấy sản phẩm ra, motor vẫn bơm dầu -hoạt động 100% tốc độ, làm lãng phí công suất.

– Mặt khác, motor đấu trực tiếp vào lưới, có dòng khởi động lớn gây sụt áp trên các thiết bị khác của nhà máy.

NĂNG LƯỢNG TIÊU THỤ CHÍNH TRONG MÁY ÉP GỒM 2 PHẦN:

1. PHẦN NHIỆT KHUÔN

– Chiếm tỷ lệ nhỏ

– Cơ hội tiết giảm tối đa 7%, biện pháp đơn giản ít tốn kém.

2. PHẦN BƠM THỦY LỰC

– Là phần tiêu tốn NL lớn nhất trong máy.

– Và nguồn thuỷ lực là tác nhân tạo chuyển động trong mọi chu trình của máy.

THỰC TẾ VẬN HÀNH CỦA MÁY ÉP KHUÔN CHO THẤY TRONG MỖI CHU KỲ VẬN HÀNH CÓ 5 CHU TRÌNH CHÍNH BAO GỒM:

 

  1.  ĐÓNG KHUÔN  – Mold closing
  2.  BƠM KEO – Injection
  3.  ĐỊNH HÌNH – Charging
  4.  LÀM LẠNH – Cooling
  5.  MỞ KHUÔN – Mold opening

Lắp thêm bộ biến tần để điều khiển tốc độ của  motor bơm dầu . Hê thống điều khiển motor bơm dầu bằng inverter (biến tần) có những ưu điểm sau đây:

READ  Giải Pháp Lắp Biến Tần Tiết Kiệm Điện Cho Quạt

– Điều chỉnh tốc độ moter dầu xuống , khi kết thúc quá trình khuôn ép (lấy sản phẩm ra), thông qua các cảm biến (sensor áp suất), đặt tại vị trí ống dẫn dầu chính cung cấp cho hệ thống.

– Điều chỉnh tốc độ moter : tăng lên cho đến áp suất Plv (áp suất làm việc của hệ thống) để bắt đầu quá trình khuôn ép (tạo sản phẩm ), thông qua các cảm biến áp suất đặt ở đường dẫn dầu chính từ thùng dầu đến hệ thống.

– Khi  tốc độ của motor giảm  : xuống 80% tốc độ định mức, thì tiết kiệm được khoảng 20-30% công suất tiêu thụ

– Thoả mãn được các chế độ khởi động, chế độ điều khiển tốc độ của motor

 

Công thức tính như sau

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Trong đó:

Ptb là công suất trung bình sau khi lắp đặt biến tần

Km là  (%) công suất tiêu thụ sau khi lắp biến tần

Pđm  là công suất định mức của motor

Km max  = 80%,  Km min = 20%

Kt  = (Tnguội + TInj. Low) / Tct

Trong đó         Kt : Hệ số % thời gian mà máy hoạt động  ở mức thấp nhất

Tnguội: Thời gian làm nguội sản phẩm

TInj. Low  : Thời gian giữ áp suất.

Theo đồ thị trên ta có bảng công suất trung bình như sau:

Chu trình hoạt động  Đóng khuôn  Phun  Giữ áp   Bơm keo   Làm nguội   Mở khuôn
Thời gian (s) 3s 3.5s 3s 3.5s 4s 3s
Công suất (KW) 4 15 6 11 2 3
READ  Giải pháp bơm điều áp

Công suất trung bình khi lắp thêm biến tần là:

Ptb (KW) = Pđm x (Km – 0,5 x (Kt – 0,4))

Pđm = 22Kw, Km  = (15kw/22kw) x 100% = 68%

A = 0,5 x (Kt – 0,4) = 0,5 x (( 3,5 + 4)/20 – 0.4)

KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG

1.Thu thập dự liệu

– Qui trình vận hành của hệ thống

– Theo dõi và đo đạt các thông số:

công suất tiêu thụ (KW), lưu lượng (Q), áp suất (P), dòng điện (A), điện áp (V)…

– Đồ thị phụ tải của hệ thống trong ngày.

2.Phân tích & đánh giá hệ thống:

– Mức tiêu hao công suất hiện tại của hệ thống

– Tình trạng vận hành hệ thống

– Điểm làm việc tiết kiệm năng lượng nhất của hệ thống

3.Phương pháp xử lý:

– Tiết kiệm năng lượng

– Tích hợp hệ thống

– Tính ổn định hiệu quả cao

4.Chi phí đầu tư

Chi phí đầu tư không quá cao

– Vật tư: Biến tần, sensor , nút ấn , PLC, HMI (nếu có) và phụ kiện.

– Nhân công: Nhân công lắp đặt, thiết kế, lập trình hệ thống – test hệ thống và bảo trì

5. Thời hạn thu hồi vốn:

Thời hạn thu hồi vốn ngắn.

Nếu công suất tiết kiệm trong một năm là Ptk (KWh), thì số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm trong một năm là: Atk(đồng) = Pkt x t , trong đó t = giá tiền điện (đ/KWh).

Thời hạn thu hồi vốn:

T(Năm) = Btk/Atk , trong đó Btk là khoản tiền mà doanh nghiệp đầu tư.

READ  Tiết kiệm điện cho máy nén khí
Bài viết liên quan